Việt Nam ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết chủ yếu là mùa nắng và mùa mưa, yếu tố này đã làm ảnh hưởng rất nhiều ngành nông nghiệp và chăn nuôi. Vậy nên những ngày mưa nhiều độ ẩm cao, cỏ mọc nhiều thì gia súc ăn không hết, bỏ rơm khô chất đống không đầy đủ chất dinh dưỡng,để đối phó với sự khắc nghiệt của thời tiết bản địa người nông dan đã không ngừng sáng chế và tối ưu hóa nguồn thực phẩm nhằm đảm bảo tính ổn định trong chăn nuôi.
Có nhiều phương pháp hiện nay nhưng phương pháp ủ- bảo quản thực phẩm lên men rất được người nhà nông ứng dụng vì chi phí giá thành rẻ, dễ làm không phải qua giai đoạn sấy bảo quản khô.
Họ đã thực hiện phương pháp ủ- bảo quản thực phẩm chỉ với máy băm cỏ???
Với những gia đình chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi họ không thể mua cám giá sỉ, rơm chất đống như doanh nghiệp mà họ đã bỏ nhiều thời gian tìm hiểu đặc tính của thức ăn, sử dụng máy băm cỏ tạo ra những sản phẩm cỏ băm nhuyễn, đồng thời máy băm chuỗi thành từng lát mỏng nhuyễn, máy băm cỏ lau,... tất cả những nguyên liệu luôn dồi dào đặc biệt những ngày mưa.
Với tỉ lệ nhất định bao gồm thức ăn thô: cỏ tươi, chuối tươi, cỏ lau tươi kèm theo hàm lượng cám, mật đường và vài cám men họ thường cho gia súc ăn trực tiếp. Trộn đều hỗn hợp nén chặt vào thùng đậy nắp cẩn thận có thể sử dụng sản phẩm từ 6- 8 tháng rất hiệu quả.
Sản phẩm có màu vàng tươi tự nhiên, có mùi thơm hơi chua còn giúp tăng khả năng tiêu quá cho gia súc, gia cầm. Thúc đẩy tăng thịt, lợi sữa. Những ngày mưa giông tích trữ thức ăn cho những ngày nắng nóng
Khác với rơm khô họ để ngoài trời, để dễ mục rơm, hôi và nhiễm nấm gây bệnh cho vật nuôi, một phương pháp vệ sinh môi trường và tiết kiệm diện tích kho rất nhiều.
Với các sản phẩm rơm cách làm gần như tương tự: sử dụng máy băm cỏ thái nhỏ, thế nhưng không trộn theo công thức cám mà trộn ure lên men trong các bao nhựa. Có quy định liều lượng ăn kèm không quá 8-10 ký/ ngày với bò và 2-3 ký với gia cầm. Giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng , mềm thức ăn và bảo quản thức ăn lâu hơn.